Scotland gặp khó vẫn không bỏ ý định độc lập
Ngày 5.1, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bình Phước phối hợp Thị ủy Phước Long, tổ chức hội thảo khoa học "Ý nghĩa lịch sử và tầm vóc chiến lược của chiến thắng Chiến dịch Đường 14 - Phước Long" với sự tham dự của các nhà khoa học, tướng lĩnh, sĩ quan quân đội, cựu chiến binh, nhân chứng lịch sử...Tại hội thảo, đã có 33 bài tham luận đều có chung nhận định, chiến thắng Chiến dịch Đường 14 - Phước Long đã khẳng định ta có đầy đủ tinh thần và lực lượng mở cuộc tổng tiến công và nổi dậy giải phóng hoàn toàn miền Nam. Chiến thắng cũng thể hiện bước phát triển mới về nghệ thuật quân sự Việt Nam, nhất là nghệ thuật tổ chức và thực hành tác chiến chiến dịch. Chiến thắng Phước Long cũng được coi là đòn trinh sát chiến lược cực kỳ xuất sắc và thành công, làm thay đổi cục diện trên địa bàn chiến lược quan trọng.Thiếu tướng, PGS-TS Vũ Quang Đạo, nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử quân sự Việt Nam cho biết: "Thắng lợi của Chiến dịch Đường 14 - Phước Long có giá trị và ý nghĩa trên nhiều mặt, trực tiếp tác động tới quyết tâm của Đảng ta để tiến tới kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước"."Bài học về xây dựng và sử dụng đòn trinh sát chiến lược không chỉ có giá trị trong lĩnh vực quân sự, trong sự nghiệp xây dựng và củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc; mà còn hết sức ý nghĩa trong sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc", thiếu tướng Vũ Quang Đạo khẳng định.Tương tự, PGS-TS Hà Minh Hồng, nguyên Trưởng khoa Lịch sử Đảng, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM cho rằng, giá trị chiến lược của trận thắng Phước Long đã làm cho Mỹ không thể vào lại miền Nam và chấp nhận thực tế chiến tranh Việt Nam đã kết thúc. Chính quyền và quân đội Sài Gòn cho dù còn đầy đủ bộ máy và lực lượng, nhưng không còn khả năng chiếm giữ và chịu thất bại hoàn toàn. "Chiến dịch Đường 14 - Phước Long giải phóng hoàn toàn một tỉnh ở miền Nam, đưa đến quyết tâm giải phóng hoàn toàn miền Nam bằng sức mạnh của cả dân tộc 'một ngày bằng 20 năm'. Thượng tướng Trần Văn Trà, nguyên Tư lệnh các lực lượng vũ trang Quân giải phóng miền Nam từng nhận định, không có chiến thắng Phước Long thì chưa có Chiến dịch Hồ Chí Minh, giải phóng hoàn toàn miền Nam ngày 30.4.1975", PGS-TS Hà Minh Hồng nhấn mạnh.Mùa khô 1974 - 1975, Quân ủy và Bộ Tư lệnh Miền quyết định sử dụng Quân đoàn 4 để mở Chiến dịch Đường 14 - Phước Long, làm bàn đạp tạo thế đe dọa, tiến công hệ thống phòng thủ của quân đội ngụy Sài Gòn, tiêu diệt sinh lực địch, giải phóng, mở rộng tuyến hành lang vận chuyển nối thông với Tây nguyên.Sau 3 đợt tấn công với 25 ngày chiến đấu, Chiến dịch Đường 14 - Phước Long kết thúc thắng lợi vào ngày 6.1.1975 (ngày giải phóng Phước Long - PV). Quân ta đã giải phóng hoàn toàn tỉnh Phước Long với 50.000 dân; tạo bàn đạp chiến lược quan trọng uy hiếp hệ thống phòng thủ phía bắc thủ phủ Sài Gòn của địch. Lần đầu tiên trên chiến trường miền Nam và trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, ta đã giải phóng hoàn toàn một tỉnh ở gần Sài Gòn. Chiến dịch Đường 14 - Phước Long đã góp phần củng cố vững chắc thêm quyết tâm chiến lược của Đảng ta là giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.Thừa Thiên-Huế: Giông lốc thổi bay nhiều phòng học, học sinh phải tạm nghỉ
Một trong những nhược điểm cố hữu của dòng xe Nissan Navara phiên bản dùng động cơ 2.5L cũ trước đó là máy “gào”, kêu to, lên số chậm ở tốc độ thấp. Đặc tính vận hành này khi kết hợp với vô lăng khá nặng khiến cho việc lái chiếc bán tải to lớn này trong điều kiện đô thị đối với người chưa quen xe cảm thấy khó khăn.
'U.22 Việt Nam thắng đậm Campuchia vì... sự nhẫn nhịn giả vờ!'
Cứ nhìn vào những con số cũng như diễn biến trên thị trường sẽ thấy rõ điều này. Về lượng, xuất khẩu gạo năm 2024 lập kỷ lục với 9,18 triệu tấn, trị giá gần 5,8 tỉ USD, tăng lần lượt 12% và 23% so với năm 2023. Về thị trường, nhiều nước khó tính vẫn có nhu cầu nhập khẩu gạo chất lượng cao. Chỉ là ta vẫn cứ chăm chăm vào các thị trường truyền thống, dễ tính hơn, nên khi thị trường này hắt hơi, ta lại ốm nặng. Philippines, bạn hàng lớn nhất của VN, sau khi đã tích đủ gạo dự trữ từ năm ngoái thì sang năm nay áp dụng chiến lược chờ giá xuống đáy mới mua vào. Vì thế, so với cùng kỳ năm trước, giá trị xuất khẩu gạo tháng 1/2025 của VN sang Philippines đã giảm 35,5%... Xuất khẩu giảm kéo theo giá lúa gạo ở thị trường nội địa giảm sâu, cũng là điều dễ hiểu.Nhìn hiện tại, nhớ về mấy năm trước, khi gạo Việt được vinh danh ngon nhất thế giới. Song song đó, chúng ta cũng đã hé mở cánh cửa nhiều thị trường khó tính như Nhật, EU, ký kết hàng chục hiệp định thương mại tự do (FTA)... Rồi đề án 1 triệu héc ta lúa xanh được phê duyệt đưa VN trở thành quốc gia có chương trình sản xuất lúa giảm phát thải quy mô lớn nhất thế giới từ trước đến nay. Cứ tưởng ngành lúa gạo nhân cơ hội đấy, nền tảng ấy sẽ tái cơ cấu thực sự, thay vì chạy theo lượng như trước thì sẽ chuyển sang chất. Nhưng rồi biến đổi khí hậu, dịch bệnh, hạn hán... khiến thế giới đối mặt với vấn đề an ninh lương thực, chúng ta lại gia tăng tối đa lượng gạo xuất khẩu. Tất nhiên, đây không chỉ là cơ hội thị trường mà còn là cơ hội để VN tham gia hệ thống lương thực thực phẩm toàn cầu với tư cách là một quốc gia có trách nhiệm. Chỉ là chúng ta hình như đã "ngủ quên trên chiến thắng". Những cảnh báo về giá gạo không thể tăng mãi, phải nâng chất để nâng giá trị thay vì chạy theo số lượng, đa dạng hóa thị trường... đã lắng xuống sau hào quang rực rỡ mà xuất khẩu lúa gạo đạt được.Thực tế cùng thời lên đỉnh của giá gạo, rất nhiều nông sản khác cũng tăng giá kỷ lục dù giảm lượng. Đơn cử như cà phê. Năm 2024 là năm đầu tiên giá trị xuất khẩu cà phê đạt 5,48 tỉ USD với sản lượng 1,32 triệu tấn, giảm 18,8% về khối lượng nhưng tăng 29,11% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023. Điều này cũng xảy ra với xuất khẩu hồ tiêu. Năm 2024, VN đã xuất khẩu được 250.600 tấn hồ tiêu các loại, kim ngạch xuất khẩu đạt 1,32 tỉ USD - mốc kim ngạch cao kỷ lục từ trước tới nay. So với năm 2023, lượng tiêu xuất khẩu năm 2024 giảm 5,1%, tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu lại tăng đến 45,4%.Lượng giảm thì giá tăng và ngược lại, đó là quy luật của thị trường. Chúng ta đã chứng kiến nhiều mặt hàng lao theo lượng đến mức phải giải cứu tại thị trường trong nước thì ở sân chơi lớn hơn cũng tương tự.Gạo là thực phẩm thiết yếu nên nhu cầu luôn có; còn thị trường thì lúc giá lên, giá xuống cũng không phải là điều gì quá ghê gớm. Quan trọng nhất vẫn là chúng ta không quên chiến lược nâng đẳng cấp hạt gạo Việt trên thị trường thế giới thì ngay cả giảm lượng, giá trị mang lại vẫn tăng.
Mặc dù Galaxy S25 đã được ra mắt với One UI 7, Samsung vẫn chưa cập nhật phiên bản chính thức của giao diện người dùng dựa trên nền tảng Android 15 này đến với smartphone và tablet đời cũ của hãng. Thời điểm phát hành bản cập nhật cho các thiết bị này vẫn còn khá mờ mịt khi liên tục bị trì hoãn.Giờ đây, thông tin mới có thể khiến người hâm mộ Samsung cảm thấy thất vọng hơn nữa khi công ty có thể đang phải chuẩn bị nhiều bản beta của One UI 7 trước khi phát hành phiên bản ổn định.Samsung đã bắt đầu thử nghiệm bản beta của One UI 7 cho Galaxy S24 từ cuối năm ngoái. Các tin đồn gần đây cho thấy công ty có thể tung thêm một bản beta thứ tư trước khi phát hành phiên bản ổn định vào tháng 3. Theo các nguồn tin, bản beta 4 của One UI 7 đã được phát hiện trên máy chủ thử nghiệm của công ty với các mã bản dựng S928USQU4ZYB6, S928UOYN4ZYB6 và S928USQU4BYB6.Tuy nhiên, beta 4 dường như không phải là phiên bản cuối cùng của One UI 7 beta trước khi đến với Galaxy S24 khi nguồn rò rỉ Tarun Vats trên X vừa cho biết, Samsung có thể tung ra đến 6 bản beta của One UI 7 cho Galaxy S24, với beta 4 vào tháng 2, beta 5 vào tháng 3 và beta 6 vào tháng 4. Chỉ khi hoàn tất việc triển khai các bản beta này, người dùng Galaxy S24 mới chính thức nhận được One UI 7, tức vào tháng 4.
Hoài Linh: ‘Ghế nóng' Ơn giời cậu đây rồi lạnh tanh
Cuộc khảo sát được thực hiện từ ngày 5-7.2 cho thấy Tổng thống Donald Trump nhận được tỷ lệ ủng hộ 53% trong tháng đầu của nhiệm kỳ. Tổng cộng 2.175 người Mỹ tham gia khảo sát, với biên độ sai số 2,5%.Tuy nhiên, nhiều người bày tỏ quan ngại rằng ông Trump vẫn chưa làm đủ để giảm giá tiêu dùng vốn đang ở mức cao, và đa số người phản đối thuế quan nhằm vào Mexico, Canada và châu Âu, theo Đài CBS.Cụ thể, 66% số người tham gia khảo sát cảm thấy chính quyền Tổng thống Trump vẫn chưa thực sự tập trung vào mục tiêu hạ mức giá tiêu dùng. Trong số này, có gần 50% số người theo đảng Cộng hòa.Trong khi 56% số người tham gia ủng hộ mức thuế quan 10% đối với Trung Quốc, cũng từng ấy người phản đối kế hoạch áp thuế 25% cho Canada và Mexico và trong tương lai là nhằm vào các nước châu Âu.Phân nửa số người được khảo sát cũng cho rằng tỉ phú Elon Musk và Ban Hiệu suất Chính phủ (DOGE) do ông dẫn đầu nên có tác động nhiều hoặc ít nhất là một phần trong các hoạt động và chi tiêu của chính phủ Mỹ. Con số này tăng lên 74% trong số các thành viên đảng Cộng hòa.Khi mới nhậm chức, các tổng thống Mỹ thường có xu hướng nhận được sự ủng hộ cao. Chẳng hạn, cựu Tổng thống Joe Biden nhận được tỷ lệ ủng hộ 57% vào đầu tháng 2 của nhiệm kỳ; tỷ lệ ủng hộ dành cho ông Barack Obama là 66% vào tháng 1.2009 và tỷ lệ dành cho ông George W.Bush là 59% vào tháng 2.2001.Theo thời gian, tỷ lệ này sẽ thay đổi dựa trên sự thể hiện của tổng thống trong nhiệm kỳ.